Sóng gọi hồn ta về đảo nhỏ
Đảo nhỏ anh hùng Cồn Cỏ ta ơi
Chiến hạm nổi bốn bề sóng gió
Mang trái tim vàng ngọc chói ngời…

NHỮNG câu thơ về hòn đảo anh hùng của nhà thơ Hồ Khải Đại trong những năm hừng hực chống Mỹ được một chiến sỹ trên tàu 390 Vùng 3 Hải quân đọc khi cùng đoàn ra thăm huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị). Cồn Cỏ hôm nay đang căng tràn sức sống từ bàn tay xây dựng của con người nơi đây.

Sau hơn một ngày lênh đênh trên biển, trời mưa tầm tã, huyện đảo Cồn Cỏ hiện ra như một chấm xanh trên nền trời của một ngày đông cuối năm. Xa xa lá cờ Tổ quốc vẫn tung bay trong gió.

 Khuôn mặt phúc hậu, anh Phạm Thanh Tuấn - Phó Chủ tịch HĐND huyện đảo Cồn Cỏ đóng vai là hướng dẫn viên, nói với đoàn dõng dạc: Huyện đảo tuy còn nhiều gian khó, nhưng cán bộ, chiến sĩ và người dân sống với nhau như một gia đình. Gần 10 ngày nay biển động, vắng tiếng những con tàu, hôm nay đoàn ra ai cũng xúc động, nghe tiếng còi tàu là nghe thấy tiếng của đất liền gần gũi.

Ông Phạm Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch HĐND huyện đảo Cồn Cỏ.

Ông Phạm Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch HĐND huyện đảo Cồn Cỏ.

Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).

Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).

Cồn Cỏ nay đã khang trang với điện, đường, trường, trạm.

Cồn Cỏ nay đã khang trang với điện, đường, trường, trạm.

A show poster for Kellar

Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) là đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

A show poster for Kellar

Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) là đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Có thể nói Cồn Cỏ đã đổi thay và phát triển rất nhanh về cơ sở hạ tầng, điện, đường, số lượng thanh niên lập nghiệp ra đảo ngày càng tăng. Sau hơn 19 năm thành lập huyện đảo Cồn Cỏ theo Nghị định số 174/2004/NĐ-CP ngày 1-10-2004, thời điểm đó, có 46 thanh niên tình nguyện ra đảo lập nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới, nên đảo có tên gọi "Đảo Thanh niên”, giờ đây những công trình đang xây dựng bên thềm biển.

Cồn Cỏ nay đã khang trang với điện, đường, trường, trạm.

Cồn Cỏ nay đã khang trang với điện, đường, trường, trạm.

Ánh sáng điện làm cho Cồn Cỏ rạng rỡ thêm giữa tĩnh mịch bốn bề sóng nước. Trạm viễn thông Cồn Cỏ với cột phát sóng vi ba cũng đã mọc lên. Những con đường phẳng phiu chạy ngang, chạy dọc dưới bóng cây xanh mát, ôm lấy trường học, trụ sở các cơ quan. Rồi hệ thống phát thanh truyền hình huyện đảo ra đời đã kịp thời cập nhật tin tức hằng ngày cho người dân trên đảo nhỏ này. Nhà văn hóa thanh niên huyện đảo thường tổ chức những cuộc giao lưu giữa tuổi trẻ lập nghiệp với những người lính đảo. Tiếng tập hát của cô giáo trẻ và tiếng bi bô tập nói của các cháu Trường Mầm non Hoa Phong Ba vang vọng mãi giữa biển xanh rì rào sóng vỗ.

Lớp học Hoa phong ba trên đảo Cồn Cỏ với 12 học sinh.

Lớp học Hoa phong ba trên đảo Cồn Cỏ với 12 học sinh.

 Giữa những tiếng bi bô, e a đọc chữ của các các trẻ thơ, tôi tình cơ được nghe câu chuyện giữa anh lính đảo và cô giáo mầm non. Cô giáo Võ Thị Phương Anh, vợ Đại úy Đào Quang Hiển, Phó Trạm trưởng Trạm Radar 540, chia sẻ: Chị có gần 5 năm gắn bó với ngành Giáo dục, sau khi dạy trong đất liền, kết duyên cùng anh lính đảo, năm nay, chị cùng quyết định ra đảo Cồn Cỏ nhận công tác và cũng là năm đầu tiên chị đón Tết trên đảo. Chị cảm thấy vô cùng yêu các cháu nhỏ trên đảo, mặc dù điều kiện chưa đủ đầy như đất liền nhưng nhưng đó là động lực chị yêu hơn nghề giáo và đều coi các cháu như con của mình.

Học sinh mầm non trên đảo với các lứa tuổi từ 2 đến 5 tuổi.

Học sinh mầm non trên đảo với các lứa tuổi từ 2 đến 5 tuổi.

A photo of Kellar
A poster illustrating Kellar's "self-decapitation" illusion
A poster of Kellar levitating a woman in a pink dress

Đánh bắt hải sản xa bờ giúp người dân Cồn Cỏ có cuộc sống khấm khá hơn.

Đánh bắt hải sản xa bờ giúp người dân Cồn Cỏ có cuộc sống khấm khá hơn.

Bộ đội đóng quân trên đảo tự canh tác rau xanh, cung cấp cho nhân dân và nhu cầu của đơn vị.

Bộ đội đóng quân trên đảo tự canh tác rau xanh, cung cấp cho nhân dân và nhu cầu của đơn vị.

Huyện đảo Cồn Cỏ cũng là nơi cho tàu thuyền lưu trú khi gặp sóng to gió lớn.

Huyện đảo Cồn Cỏ cũng là nơi cho tàu thuyền lưu trú khi gặp sóng to gió lớn.

Item 1 of 3

Đánh bắt hải sản xa bờ giúp người dân Cồn Cỏ có cuộc sống khấm khá hơn.

Đánh bắt hải sản xa bờ giúp người dân Cồn Cỏ có cuộc sống khấm khá hơn.

Bộ đội đóng quân trên đảo tự canh tác rau xanh, cung cấp cho nhân dân và nhu cầu của đơn vị.

Bộ đội đóng quân trên đảo tự canh tác rau xanh, cung cấp cho nhân dân và nhu cầu của đơn vị.

Huyện đảo Cồn Cỏ cũng là nơi cho tàu thuyền lưu trú khi gặp sóng to gió lớn.

Huyện đảo Cồn Cỏ cũng là nơi cho tàu thuyền lưu trú khi gặp sóng to gió lớn.

Mặc dù ngư dân rất bận bịu với công việc của mình, nhưng sẵn sàng hồ hởi chia sẻ những câu chuyện cần lao trong đời của họ. Nghe họ cười và kể cho bạn nghe về cuộc sống lênh đênh trên biển bỗng thấy tinh yêu dành cho mảnh đất này thêm sâu đậm. Anh Hồ Văn Lệch đã có hơn 20 năm gắn bó với Đảo Cồn Cỏ. Anh chia sẻ: Đảo Cồn Cỏ hiện vẫn duy trì 19 gia đình thanh niên xung phong ra đảo. Đời sống đã đổi thay, đời sống người dân phát triển. So với trong đất liền thì tuy có khó khăn nhưng tình đoàn kết của nhân dân là động lực để bước tiếp.

Huyện đảo Cồn Cỏ hiện có trên 20 chiếc xe điện phục vụ khách du lịch và nhân dân.

Huyện đảo Cồn Cỏ hiện có trên 20 chiếc xe điện phục vụ khách du lịch và nhân dân.

Chị Trình Thị Quyệt, Phó Ban điều hành khu dân cư thanh niên Cồn Cỏ chia sẻ: Cồn Cỏ hôm nay thật khác, người dân đã ổn định cuộc sống hơn xưa rất nhiều, tuy ít người nhưng đây là 1 gia đình lớn, ai cũng đồng lòng, đoàn kết và mong muốn đưa huyện đảo phát triển hơn.

Chị Trình Thị Quyệt, Phó Ban điều hành khu dân cư thanh niên Cồn Cỏ là người đầu tiên ra đảo Cồn Cỏ.

Chị Trình Thị Quyệt, Phó Ban điều hành khu dân cư thanh niên Cồn Cỏ là người đầu tiên ra đảo Cồn Cỏ.

Ghé thăm cửa hàng nhỏ của chị Bùi Thị Sao ngay bên cột cờ Cồn Cỏ, chợt rưng rưng trước những dòng chữ nơi biển hiệu gắn ở phía trước cửa hàng: Đi ra Cồn Cỏ, Hoàng Sa thêm gần. Phải rồi, không xa nơi hòn đảo nhỏ ấy là Hoàng Sa, là thiêng liêng chủ quyền vẫn luôn thao thức trong lòng bao con dân nước Việt. Họ đã ở đó, để gìn giữ từng tấc chủ quyền của dân tộc trước bao sóng gió.

Chị Bùi Thị Sao, người đưa dịch vụ homestay lên đảo Cồn Cỏ phục vụ khách du lịch.

Chị Bùi Thị Sao, người đưa dịch vụ homestay lên đảo Cồn Cỏ phục vụ khách du lịch.

Chị Sao cũng là người đầu tiên mở dịch homestay trên đảo, mỗi năm thu hút trên 800 lượt khác ghé thăm, mở ra 1 hướng kinh doanh mới cho người dân nơi đây. Chị kể: "Gia đình tôi, và bao gia đình khác trên đảo sống trong tình cảm và sự chở che của anh em cán bộ chiến sĩ và ai cũng có ý thức giữ gìn và phát triển huyện đảo. Do vậy, tôi và nhiều người đang từng ngày chung tay, góp sức để phát triển kinh tế và thêm gắn bó với huyện đảo".

A photo of Thurston performing the levitation illusion with a woman dressed as a princess.

Huyện đảo Cồn Cỏ đã có dịch vụ Homestay phục vụ khách du lịch.

Huyện đảo Cồn Cỏ đã có dịch vụ Homestay phục vụ khách du lịch.

Rời đảo Cồn Cỏ dưới ánh mặt trời chói chang, trái ngược hẳn lúc chúng tôi đặt chân lên đảo. Ấn tượng trong tôi không chỉ có biển xanh, cát trắng, vẻ đẹp hoang sơ của rừng, mà ấn tượng nhất là huyện đảo Cồn Cỏ hôm nay thật khác bởi sự thay đổi. Người dân ngoài nghề chài lưới gắn bó với biển thì nay đã biết phát triển du lịch, quan tâm đến môi trường và hơn hết đó là tinh thần đoàn kết của mỗi con người nơi đây.

Thực hiện: Lê Duy
Trình bày: Thanh Thủy
Ngày xuất bản: 4/2/2023

Trở về Báo Tuyên Quang

A poster of Thurston. World's famous magician and wonder show of the earth
A poster of Thurston. World's famous magician and wonder show of the earth